Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc, phượt An Giang

Le Hoi Via Ba 2

An Giang là tỉnh giáp với biên giới Việt – Campuchia, là vùng giao lưu văn hóa rất đặc sắc. Phía bắc và tây bắc giáp với hai tỉnh Kandal và Takéo của Campuchia, phía đông giáp với tỉnh Đồng Tháp, phía nam giáp với tỉnh Cần Thơ và phía tây nam giáp với Kiên Giang.

Phương tiện đi đến An Giang:

Từ TPHCM, bạn có thể di chuyển đến An Giang bằng xe máy và oto đều thuận tiện. Hai tuyến đường chính từ TPHCM đi An Giang là tuyến Quốc lộ 1A – Quốc lộ 80 và tuyến Quốc lộ 1A – Quốc lộ N2 (Quốc lộ 62 cũ).

Nếu không di chuyển bằng xe máy hoặc oto thì bạn có thể bắt xe khách để đi đến An Giang, tôi gợi ý cho bạn một số hãng xe khách chất lượng tốt:

  • Từ TPHCM đi TP. Long Xuyên:

+ Xe Hùng Cường (giá vé 140.000 VND/lượt);

+ Xe Phương Trang (giá vé 135.000/lượt);

+ Xe Huệ Nghĩa (130.000 VND/lượt).

  • Từ TPHCM đi TP. Châu Đốc:

+ Xe Phương Trang (giá vé 140.000 VND/lượt);

+ Xe Hùng Cường (giá vé 150.000 VND/lượt);

+ Xe Huệ Nghĩa (giá vé 140.000 VND/lượt);

+ Xe Liên Hưng (giá vé 150.000 VND/lượt).

  • Từ TPHCM đi TX.Tân Châu:

+ Xe Hiệp Thành (giá vé 150.000 VND/lượt);

+ Xe Thiên Thiên Hương (giá vé 150.000/lượt);

Nên đi du lịch An Giang vào thời gian nào?

An Giang có rất nhiều lễ hội đặc sắc, bạn nên chọn thăm thú An Giang vào các mùa lễ hội, đây là thời điểm nhộn nhịp và có các hoạt đồng vui chơi đầy hào hứng.

Mùa xuân là mùa của nhiều lễ hội lớn, là mùa “ăn chơi” trọng điểm ở An Giang. Nếu có dịp hãy đến tham quan những lễ hội này:

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ

Thời gian: kéo dài từ 23 đến 27 âm lịch (ngày chính lễ là 25)

Địa điểm: Miếu Bà Chúa Xứ, Núi Sam, Châu Đốc

Miếu  Bà Chúa Xứ thì được người dân đến viếng quanh năm, nhưng vào dịp Lễ Vía Bà thì lượng khách đổ xô về đây đặc biệt đông. Người ta thường về cúng viếng và xin bà Chúa Xứ phù hộ cho tài lộc và bình an.

Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc, phượt An Giang

Điểm đặc sắc nhất của lễ hội Vía Bà là lễ tắm bà Chúa Xứ. Tượng của Bà sẽ được tắm sạch sẽ, nước tắm được xem là nước thánh sẽ được rải khắp nơi, người nào nhận được nước thánh thì sẽ được may mắn. Ngoài ra chiếc áo xiêm y của bà mặc cũng được cắt thành nhiều mảnh, chia nhỏ ra để ban phát cho mọi người như là bùa hộ mệnh. Người ta thường nói xin lộc Bà chính là xin mảnh áo này.

Tết Đolta và hội đua bò Bảy núi

Thời gian: Từ ngày 29 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 âm lịch (nếu tháng thiếu sẽ kéo dài sang ngày 2 tháng 9 âm lịch).

Địa điểm: vùng Bảy núi (Tịnh Biên, Tri Tôn…)

Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc, phượt An Giang

Đây là lễ Tết truyền thống của người Khmer, mang đậm sắc dân tộc vùng Nam Bộ. Trong dịp này người ta cầu phúc cho người sống và cầu siêu cho những người đã khuất, bày tỏ niềm tôn kính với tổ tiên. Điểm thu hút nhất là hội đua bò, đây là môn thể thao truyền thống của người nông dân Khmer vùng Bảy Núi.

Hội đền Ông Bảo Sanh

Thời gian: 15/1 âm lịch hằng năm

Địa điểm: cây số 4, phường Long Sơn thuộc TX. Tân Châu, An Giang (trước kia là Xã Long Sơn thuộc huyện Phú Tân).

Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc, phượt An Giang

Đây là lễ hội riêng chỉ có ở vùng Long Sơn. Tương truyền có một danh y người Trung Quốc thường gọi là Lão Gia (ông được vua nhà Thanh sắc phong là Bảo Sanh Đại Đế) có tài trị bệnh nhưng vì uẩn khúc đã chết tại một cái cây cổ thụ. Người ta nói rằng linh hồn của ông đã nhập vào thân cây nên dân chúng cho rằng vỏ cây trị được bách bệnh còn cốt cây thì đem đi thờ cúng. Ông Hia Ný (ở Long Sơn) đã xin thỉnh cốt cây về Việt Nam thờ cúng nên chỉ duy nhất vùng Long Sơn là có tục thờ ông Bảo Sanh.

Dân làng ở đây rất tin tưởng ông Bảo Sanh, trẻ con trong vùng khi sinh ra được “ký gởi” cho Ông để được hộ mệnh, dễ nuôi, vì thế mà đều được lót chữ “Bảo” trong tên của mình.

Lễ hội được diễn ra rất náo nhiệt, người ta tổ chức diễu hành có kèn, trống rất đông trên đường và ban phát nước thánh, cầu may mắn và tài lộc cho người dân.

Địa điểm du lịch An Giang nổi tiếng

Trên bản đồ du lịch của Việt Nam, An Giang khá nổi tiếng với một số địa điểm như: Miếu Bà Chúa Xứ, di tích Ốc Eo, rừng tràm Trà Sư… Nhưng còn hơn thế nữa, An Giang quê tôi còn có những nơi thăm thú “tuyệt cú mèo” dành cho bạn bè phương xa.

Miếu Bà Chúa Xứ ở Núi Sam (Châu Đốc)

Miếu Bà Chúa Xứ nằm dưới chân núi Sam, thuộc Tp. Châu Đốc. Miếu Bà là nơi linh thiêng thờ Bà Chúa Xứ, biểu trưng cho tín ngưỡng thờ Phật Mẫu của người dân miền Nam. Hằng năm tại đây vào tháng 4 âm lịch (từ ngày 23 đến ngày 27) người ta tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, thu hút hàng nghìn khách thập phương đổ xô về đây tham dự. Mặc dù chính lễ diễn ra vào ngày 25/4 âm lịch nhưng suốt năm có  hơn 2 triệu lượt người từ khắp nơi trên mọi miền đất nước hành hướng về đây để viếng Bà.

Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc, phượt An Giang

Tương truyền rằng, ngày xưa có một pho tượng Phật bí ẩn ngự ở đỉnh núi Sam thường xuyên hiện về báo mộng cho dân làng. Pho tượng xưng là Bà Chúa Xứ, bảo rằng dân làng hãy khiêng Bà xuống núi, lập đền thờ cúng, Bà sẽ phù hộ cho mùa màng bội thu, hoa màu tốt tươi, xua tan dịch bệnh và bảo vệ khỏi giặc ngoại xâm.

Dân làng bèn họp nhau cử những thanh niên trai tráng khỏe nhất làng lên núi thỉnh Bà xuống, nhưng lạ thay hàng chục thanh niên khỏe mạnh không thể nào nhấc nổi pho tượng lên. Bà Chúa Xứ hiện về chỉ điểm phải có 9 cô gái đồng trinh có tâm hồn trong sáng mới có thể khiêng Bà xuống núi. Lần này dân làng cử ra 9 cô gái trẻ hiền lành làm nhiệm vụ thỉnh Bà xuống núi. Quả nhiên 9 cô cái đồng trinh đã nhấc Bà lên một cách nhẹ nhàng.

Khi 9 cô gái khiêng Bà đến chân núi Sam thì bỗng nhiên pho tượng trĩu nặng lạ kì. Dân làng hiểu ý rằng Bà đã chọn nơi đây làm nơi an tọa nên bèn lập đền thờ và xây dựng nên miếu Bà.

Ngôi miếu được lập lên năm ấy chính là Miếu Bà Chúa Xứ ngày nay, người ta tin rằng đến viếng Bà với lòng thành kính sẽ được Bà ban cho nhiều may mắn và phước lành. Với người dân nơi đây Bà không chỉ là biểu tượng may mắn mà còn là vị Phật Mẫu bảo trợ mang lại bình an cho mảnh đất thiêng.

Rừng tràm Trà Sư

Rừng tràm Trà Sư thuộc thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, cách TP. Châu Đốc 14km. Từ Châu Đốc, bạn có thể đi theo đường Quốc lộ 91, nối tiếp là đường Tân Lộ Kiều Lương, sau đó đi qua cầu Trà Sư và rẽ trái vào kênh Trà Sư, đi chừng vài km nữa sẽ đến được rừng tràm Trà Sư.

Rừng tràm Trà Sư là khu rừng ngập mặn đặc dụng, với hệ sinh thái rừng ngập mặn có nhiều động vật và thực vật sinh sống được liệt kê vào hàng quý hiếm.

Đến với rừng tràm Trà Sư là bạn sẽ đắm mình trong thiên nhiên miền hoang dã Tây Nam Bộ. Chu du trên những chiếc xuồng nhỏ luồng vào ngóc ngách sâu trong rừng, phía trên cao là những tán cây xòe che bóng mát có cánh chim nghiêng nghiêng theo chiều gió, phía dưới là làn nước xanh ngọc ẩn mình dưới “thảm bèo” bát ngát.

Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc, phượt An Giang

Mỗi khi đến với Trà Sư, dường như tôi có thể rũ bỏ những muộn phiền ở lại, thả mình trôi theo dòng nước, tôi lắng nghe tiếng róc rách của cái nạn chèo nhẹ nhàng rẽ từng con sóng nước, tôi nghe tiếng chim hót và tiếng mời gọi của gió. Trong không gian thanh tịnh, chỉ những âm thanh ấy trong veo và réo rắt liên tục tạo nên bản hòa âm ru nhẹ lòng người…

Ở đâu đó ta có thể buồn, nhưng khi đến Trà Sư, nỗi buồn như tạm vắng bóng, nhường chỗ cho lời thì thầm, bầu bạn cùng thiên nhiên.

Hồ Tà Pạ và cánh đồng sắc màu Tà Pạ

Gần đây hồ Tà Pạ nổi lên trong làng phượt với cái tên “Tuyệt tình Cốc miền Tây”. Địa điểm “sống ảo” mới này đang rất thu hút các bạn trẻ đến đây chụp ảnh và thăm thú.

Hồ Tà Pạ nằm ở núi huyện Tri Tôn, ở trên núi Tà Pạ (thuộc vungd Bảy núi), nơi đây là một vùng non nước hữu tình còn hoang sơ hiếm thấy. Phong cảnh của hồ Tà Pạ đẹp nên thơ, vẻ đẹp thanh khiết khiết của nó làm tôi nhớ đến hình ảnh “Liên hoa phù thủy thượng, Tiên cảnh trụy trần gian” trong bài Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi.

Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc, phượt An Giang

Nước trong hồ Tà Pạ sóng sánh màu ngọc bích, trong veo và phẳng lặng như một chiếc gương của tạo hóa. Tôi cảm tưởng màu xanh ấy giống với màu xanh óng ánh của thứ nước chứa ở cái “chậu tưởng ký” trong Harry Potter (tập 6), bạn có thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình trên mặt hồ, khi thì rõ nét tỏ tường, thi thoảng lại lay động nhòe nhòe một cách ma mị, kì ảo vô cùng.

Cạnh bờ hồ là những dãy núi đá nhấp nhô, loang lổ những vết lở do quá trình khai thác đá tạo thành. Những dãy núi ấy vẫn vô ưu soi mình xuống mặt hồ, thích thú ngắm nhìn hình ảnh hùng vĩ của mình ánh lên màu xanh ngọc bích. Nếu may mắn đến hồ Tà Pạ tầm 7h – 9h  sáng, khi ánh nắng mặt trời chiếu rọi xuống mặt hồ lấp lánh, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh đẹp như một bức tranh pha lê.

Sau khi chụp hình thỏa thích ở hồ Tà Pạ bạn nên ghé thăm Chùa Tà Pạ. Ngôi Chùa Tà Pạ là một công trình kiến trúc rất độc đáo của người Khmer, được xây bằng đá granit quý và có thiết kế cầu kì, tráng lệ. Ngôi chùa đẹp như một cung điện nguy nga.

Chán chê với núi non hữu tình thì bạn hãy đến phong vị làng quê với những cánh đồng Tà Pạ rất đặc sắc.

Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc, phượt An Giang

Sở dĩ đồng Tà Pạ độc đáo là bởi lối canh nông truyền thống độc lạ vùng Tri Tôn. Người nông dân ở đây có một tập quán trồng lúa rất riêng, họ trồng hết thửa ruộng này rồi mới đến thửa ruộng khác. Chính vì thế mà lúa ở đây được trồng đan xen, không chín cùng một lúc, ruộng này thu hoạch xong thì ruộng kia vừa chín tới, ruộng nọ mới gieo trồng… Nhìn từ trên đỉnh núi Tà Pạ, cánh đồng Tà Pạ như một tấm thảm trải dài được tô điểm bởi nhiều mảnh ghép đa sắc màu.

Đồi Tức Dụp

Đồi Tức Dụp là một khu di tích lịch sử nổi tiếng nằm ở huyện Tri Tôn, người ta thường gọi đồi Tức Dụp là “ngọn đồi 2 triệu đôla”.

Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc, phượt An Giang

Vì sao lại gọi Tức Dụp là ngọn đồi 2 triệu đôla? Thật ra chỉ sau kháng chiến chống Mỹ thì đồi Tức Dụp mới có tên mới là “ngọn đồi 2 triệu đôla”, đây là số tiền phí mà Mỹ đã bỏ ra trong cuộc chiến ở đồi Tức Dụp.

Tại ngọn đồi này, chỉ với 40 chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu và trụ vững suốt 128 ngày đêm, chịu đừng hàng loạt trận dội bom và sự càng quét quyết liệt từ pháo đạn của quân đội Mỹ. Với chiến công này các chiến sĩ đã làm cho người Mỹ kinh ngạc về sức chịu đựng phi thường của người Việt Nam. Về sau, An Giang được Trung Ương khen tặng 8 chữ vàng: “Kiên cường bất khuất giữ vững Thất Sơn” là nhờ vào chiến công oanh liệt này.

Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc, phượt An Giang

Vé vào cổng tham quan khu du lịch đồi Tức Dụp là 20k, phí giữ xem máy là 5k. Trong khu du lịch hiện nay có nhiều trò chơi như tàu lượn trên không, thuyền hải tặc, du thuyền mặt hồ, câu cá sấu… Và nhiều hoạt động tham quan bảo tàng, tham quan vườn thú và các di tích chiến tranh…

Chùa Hang (Phước Điền tự)

Chùa Hang Châu Đốc là một địa điểm tham quan rất hấp dẫn bởi truyền thuyết “Thanh Xà – Bạch Xà”.

Ngôi chùa Hang nằm trong cụm du lịch văn hóa Núi Sam, là một ngôi chùa với kiến trúc đậm chất Trung Hoa, cảnh quan thanh tịnh và yên bình như chốn thần tiên.

Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc, phượt An Giang

Nghe người xưa kể lại rằng ngôi chùa Hang khi xưa là nơi tu hành của một người Thợ may tên là Lê Thị Thơ, bà Thơ vốn là một thợ may nên người ta cũng hay gọi là bà Thợ. Theo truyền thuyết, cạnh chỗ của bà Thợ tu hành có một cái hang động âm u, ở đó có một đôi mãng xà rất hung tợn khiến cho người trong vùng rất khiếp sợ. Tuy nhiên, từ khi nghe tiếng bà Thợ đọc kinh tu hành thì đôi mãng xà lại ngoan ngoãn và hiền lành hơn. Chúng thường xuyên đến nghe bà Thợ tụng kinh, ăn cơm chùa và không phá phách nữa. Bà Thợ thấy vậy thì đặt tên chúng là Thanh Xà và Bạch Xà.

Thanh Xà và Bạch Xà sống ở chùa Hang và bảo vệ ngôi chùa khỏi thú dữ, kẻ gian… Đến khi bà Thợ mất thì đôi mãng xà này cũng mất tích. Ngày nay, người ta đã bịt kín lối vào hang, chỉ chừa một lối đi chừng 10m và lập một bàn thờ cho Thanh Xà và Bạch Xà.

Nếu đã đến Châu Đốc thì bạn nên một lần ghé viếng chùa Hang, ngoài mang ý nghĩa tâm linh thì chùa Hang còn có phong cảnh rất đẹp, từ chùa Hàng bạn có thể nhìn thấy được những cánh đồng lúa xanh mướt, được tĩnh tâm trong không khí trong lành và bình yên.

Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc, phượt An Giang

Chợ Tịnh Biên

Chợ Tịnh Biên năm ngay trung tâm của huyện Tịnh Biên, chỉ cách biên giới Campuchia chừng 1.5km.

Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc, phượt An Giang

Đây là khu chợ sầm uất chuyên các mặt hàng của Campuchia và Thái Lan. Bạn dễ dàng tìm thấy đồ ăn, thức uống, quần áo, dụng cụ gia dụng, mỹ phẩm… đều toàn hàng Thái thật 100%.  Đảm bảo rằng không ở đâu có thể bán đồ Thái rẻ hơn Tịnh Biên. Mách nhỏ cho bạn, khu chợ này chuyên nhập hàng theo đường “tiểu ngạch” nên giá thành rẻ bèo, đây là nơi chuyên cung cấp sỉ hàng hóa Thái Lan, Campuchia cho các chợ ở Sài Gòn đấy.

Làng dệt thổ cẩm ở Châu Phong (Làng thổ cẩm Châu Giang)

Làng dệt thổ cẩm ở Châu Phong là một làng nghề truyền thống từ xưa còn được gìn giữ đến ngày nay. Làng dệt nằm ở xã Châu Phong thuộc Tx. Tân Châu.

Khi đi ngang qua huyện Châu Phong bạn sẽ dễ dàng bắt gặp cộng đồng người Chăm nơi đây mặc những trang phục truyền thống của họ, đàn ông hay phụ nữ đều mặc những chiếc sarong (váy dài) màu sắc, phụ nữ thì dùng mạn che mặt còn đàn ông thì đội mũ (tanrak).

Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc, phượt An Giang

Cộng đồng Chăm nơi đây vẫn giữ nét truyền thông của của dân tộc đó là dệt vải thổ cẩm, ngoài phục vụ nhu cầu của cộng đồng họ còn phục vụ thương mãi cho khách du lịch. Những cái váy thổ cẩm đầy màu sắc, khăn che mặt họa tiết đa dạng cùng túi xách, nón… đều đa dạng và bắt mắt. Bạn có thể ghé làng dệt để mua quà lưu niệm.

Bên cạnh đó, khu vực người Chăm sinh sống còn có nhiều thánh đường Hồi Giáo rất đẹp, thu hút nhiều bạn trẻ tham qua và chụp ảnh.

Di chỉ văn hóa Óc Eo

Di chỉ Óc Eo là những chứng tích còn sót lại của đất nước Phù Nam xa xưa, thuộc nền thời kì văn hóa Óc Eo. Di chỉ này nằm trên một cánh đồng gần núi Ba Thê thuộc huyện Thoại Sơn, được những người nông dân trong quá trình làm ruộng vô tình phát hiện ra.

Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc, phượt An Giang

Dựa vào những công trình còn sót lại, người ta nhận thấy đó là những hệ thống kênh đào, đường xá và nhiều công trình kiến trúc đền thờ, nhà ở… Các nhà khảo cổ cho rằng cánh đồng này cách đây hàng trăm năm trước là một hải cảng lớn của vương quốc Phù Nam, là nơi giao thương và giao lưu văn hóa với các nước ở khu vực lận cận. Thành phố cảng này đã bị vùi lấp cùng với sự suy vong của vương quốc Phù Nam vào đầu thế kỉ VII. Những di chỉ này đã ngủ yên dưới lòng đất suốt hàng trăm năm cho đến khi người ta khai quật được.

Di chỉ Óc Eo mang giá trị văn hóa lớn lao, được rất nhiều nhà khảo cổ trong nước và quốc tế đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Đến thăm khu di tích này bạn sẽ được tận mắt trông thấy những thành lũy, công trình mà người xưa đã xây dựng một cách công phu, khiến bạn không khỏi trầm trồ thán phục và tiếc nuối cho một thời đại rực rỡ đã lùi xa vào dĩ vãng.

Khu du lịch Núi Sập

Khu du lịch Núi Sập nằm dưới chân núi Sập thuộc huyện Thoại Sơn. Ở dây có khu du lịch hồ Ông Thoại và đền thờ Thoại Ngọc Hầu.

Nơi đây có khung cảnh còn hoang sơ nhưng rất đẹp giống như một hòn non nước thu nhỏ. Phong cảnh này được hình thành do quá trình khai thác đá của con người vô tình tạo ra, hồ trong xanh, phẳng lặng uốn mình ôm lấy chân núi đá hùng vĩ.

Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc, phượt An Giang

Khu Núi Sập là nơi thích hợp cho gia đình vui chơi, dã ngoại để thư giãn và trò chuyện cùng nhau. Hơn nữa, các hoạt động sinh hoạt ngoài trời, du lịch về nguồn của trường học đều hướng đến tham quan khu du lịch này.

You May Also Like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.